KẺ HÀNH HƯƠNG TỪ ĐỜI ĐẾN THƠ (II)
KẺ HÀNH HƯƠNG
TỪ ĐỜI ĐẾN THƠ
Trường ca – Tác giả: Nguyễn Hoàng Đức
***
Chương II
Ngày tháng qua
mau
vừa gặt vụ mùa
đã cấy vụ chiêm
tôi lớn lên
trong nỗi lo thấp thỏm
mùa giáp hạt
tháng ba ngày tám
vừa năm mười
sáu tuổi
cha dựng tôi dậy
nửa đêm
để dặn dò:
rạng sáng mai
con hãy lên đường
dưới bếp lửa
kia
mẹ đang đồ cơm
nắm cho con
hãy đi khỏi quê
nghèo
nơi chỉ quanh
quẩn hai mùa sống
hết vụ chiêm lại
đến vụ mùa
của chiếc dạ dầy
con hãy đi tìm
những mùa sống mới
cho tâm hồn
phơi phới của con
hãy đi ra biển
duyên hải không
chỉ có mùa gặt của lúa
mà còn có mùa gặt
của muối
mùa gặt của cá
mùa gặt của gió
đại dương lồng lộng
mùa gặt của
sóng triều cuốn xô bờ cát
mắt con sẽ
không còn bị lớp tre làng chắn lại
chúng sẽ thoả
thuê khi thả tầm nhìn
lướt chập chờn
cùng sóng biển
đùa giỡn với những
cánh buồm khát vọng
và mặt trời ở đại
dương cũng khác
mỗi bình minh
ngoi lên
như một vầng hồng
khao khát mênh mông
hạ cánh nhẹ
nhàng
đón giấc mặt nước
bao la vừa choàng dậy
giữa điệu đàn
thanh khiết
những cơn mơ đầy
sóng vỗ miên man
Con hãy đi ngược
những dòng sông
để tìm xem cội
nguồn của chúng
những dòng sông
đang xiết xói lở bờ
bỗng hiền hoà
lượng khúc quanh duyên dáng
cho cá hát những
bài ca sinh đẻ
cho dân chài
hát điệu hò kéo lưới
Con hãy leo lên
những đỉnh non cao nhất
để ước xem có với
được mặt trời
khi hồn ru
trong gió
vờn mây ngũ sắc
dưới chân
con sẽ chứng kiến
khát vọng của mặt
đất bình yên dâng lên thành núi
dâng tình yêu
như bầu vú khát yêu
đón lấy hồn si
mê
của vòm trời đậu
xuống
và giữa cuộc
giao hoà trời đất
con sẽ nhận ra
khát vọng
cuộc đối thoại
càn khôn
giữa đất và trời
giữa cỏ cây với
gió
giữa đại dương
và mặt trời
giữa con người
với trăng sao!
Con hãy đi đi
Lúa ở cánh đồng
làng ta không đủ nuôi con nữa
chữ của cha
cũng không còn đủ
để dạy con
con hãy đi học ở
trường đời
mỗi ngày đàng
là một sàng khôn!
Mẹ tôi chấm nước
mắt
Rưng rưng
Con hãy nghe lời
cha!
Hãy lên đường
chân cứng đá mềm
đừng luyến tiếc
ở nhà với mẹ
một hạt giống cứ
ủ vào gốc mẹ
mãi còi cọc chẳng
thể nào lớn được
con hãy bứt mẹ
ra
để trở thành một
đấng nam nhi cường tráng
Bứt mẹ ra
để trở thành một
thân cây riêng rẽ
bầu sữa mẹ khi
xưa
có thể nuôi con
đang còn bé bỏng
nhưng không đủ
để dưỡng dục con
trở thành một
cây đại thụ
con hãy ra đi
hãy uống sữa đời
sữa của mặt trời
mặt trăng và muôn sao tụ lại
rót xuống đất
bao la nguồn ánh sáng
dâng tràn những
đỉnh non ngàn
và chảy về sự sống
con hãy uống lấy
nguồn sữa đó
để trở thành
chàng trai của cha Trời mẹ Đất
mái nhà tranh
đây
chỉ là quê
con - đứa hài nhi bé bỏng
nhưng ngoài kia
bầu trời thiên hạ bao la
mới là quê đời - cho con sống
Hãy dời quê
hương
để tìm đến quê
đời!
Vâng! Con sẽ đi
Con sẽ học thật
nhiều
Con sẽ làm việc
thật nhiều
Mong sớm trở về
quê
Có được tiền
giành dụm
lợp lại mái
tranh dột nát
để cha mẹ không
còn run rẩy
tìm một góc
không thấy trời
mỗi khi mưa ùa
vào căn nhà chật hẹp
con sẽ thay liếp
cửa
để những cơn
gió mùa đông quái ác
không xộc đường
vào thẳng
chiếc giường
tre phủ rơm cứng như gai
thiếu chiếc
chăn đã nhường cho con
nơi trong gió bấc
lạnh lùng
nghe tiếng khớp
xương cha mẹ trở mình
buốt như lời
than
của dui mè tre
tê cóng thời gian
Con sẽ đem về
những chiếc nôi mây mới
để con của con
cháu của con
sẽ sinh ra giữa
hương cuộc sống tinh khôi
phút chào đời...
Tôi vác túi mo
cơm
Chào dã biệt mẹ
cha và hàng xóm
Lên đường!
Này cháu!
Ông bác tôi chạy
lại dặn dò
“Cháu hãy nhớ lời
bác
ở xứ ta
con đường làm
thơ là đường ngắn nhất
để đi tới thành
công
nếu có học gì
thì cũng nhớ rằng
cho dù cháu có
viết sách này sách nọ
những tiểu thuyết
dầy trang những cuốn thông kinh sử
thì cũng chẳng
mấy khi được người xứ ta ngó đến
nhưng chỉ cần
làm một bài thơ vài câu tàm tạm
thì sẽ được mọi
người ngâm nga
học thuộc lòng
truyền khẩu
tên cháu sẽ trở
thành một bài ca
véo von trên
môi thiên hạ
rồi cháu sẽ có
danh
danh đến tất lợi
đến
lợi đến tất quyền
sẽ kéo liền chân
Hãy nhớ lời bác
dặn nghe không
Thơ Lục bát thì
chữ câu sáu cuối cùng
phải gieo vần với
lời thứ sáu câu sau
thơ Tứ tuyệt là
thơ bốn câu
câu thứ nhất là
mở
hai câu giữa là
phá
và câu thứ tư
là khép lại
giản tiện làm
sao!
nhớ lời bác dặn
chưa
con đường làm
thơ là đường ngắn nhất
nhớ chưa... ?”
Vâng cháu xin
nhớ
Tôi xốc lại mo
cơm đã trễ xuống bên vai
mồm nhẩm lại
phương ngôn
con đường làm
thơ là đường ngắn nhất!
(Còn tiếp...)

No comments: