Trao đổi với Thầy Paul Nguyễn Hoàng Đức về tác giả đỉnh cao của thơ mới
LỆ HẰNG TRAO ĐỔI VỚI THẦY PAUL
NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
VỀ THƠ CỦA NHÀ THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
TÁC GIẢ ĐỈNH CAO CỦA THƠ MỚI
VỀ THƠ CỦA NHÀ THƠ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
TÁC GIẢ ĐỈNH CAO CỦA THƠ MỚI
***
Mình đăng bài này với một tấm
lòng kính cẩn biết ơn. Trước tiên, là biết ơn người Thầy của mình vì sự công
tâm, thẳng thắn và nghiêm khắc; tiếp đến là biết ơn nhà thơ Vũ Hoàng Chương - một
tượng đài của Thơ Mới - mà mình chưa được biết nhiều trước đó.
Thời gian này mình đang thực
hiện một tuyển tập bình thơ của Thầy. Nhân một buổi nói chuyện về thơ, Thầy hỏi “Em đọc Vũ Hoàng Chương chưa?”
Mình thưa thật “Ông ấy là ai ạ?” Và thầy đã không trả lời, thầy bảo mình hãy đọc
đi. Mình vào trang thơ Vũ Hoàng Chương và thật bất ngờ sau khi đọc xong mình đã
xin phép thầy cho mình nhận xét vài điều rồi thầy mới bảo theo thầy ông ấy là đỉnh
cao của thơ mới. Thầy muốn mình tiếp cận một cách công tâm và trong sáng, không
bị dẫn dắt bởi nhận định nào cả. Mình rất cảm phục điều này. Mình xin đăng lên
đây những nhận định mà mình đã nói trong Messenger để thể hiện sự nghiêm túc,
dù sao mình cũng đã nhận xét về một con người của lịch sử thi ca một thời.
***
“Em đọc chưa hết mà đã nhận
xét có thể là hơi vội nhưng em có vài điều muốn nói ạ.
Nhắc đến Thơ Mới mà bỏ qua Vũ
Hoàng Chương thì sẽ là một thiếu sót lớn. Trong chương trình phổ thông em học
không nói nhiều về Ông. Đóng góp của Ông trong việc cách tân thơ giai đoạn ấy
là rất lớn, một bước chuyển mạnh mẽ từ lối thơ trữ tình khuôn sáo sang lối thơ
quẫy đạp mãnh liệt, tôn trọng cảm xúc và đôi phần triết lý hơn. Đây cũng là
đóng góp của Ông trong việc phát triển và hoàn thiện chữ quốc ngữ với những
cách dùng từ, đặt câu độc đáo. Em nghĩ đây là một tác giả lớn của THƠ MỚI.
Sau giai đoạn đó, những năm
50, 60, 70 thơ ông mang nỗi u hoài bất lực trước cuộc đời và không có dự phóng
cho tương lai, ông hơi mâu thuẫn và xuôi theo hướng ta đến từ Hư Không và trở về
Không Hư (chữ trong thơ Ông) Giai đoạn cuối thì thơ mang màu sắc Phật Giáo. Em
nghĩ Ông là người có chí nguyện khá lớn vì trong thơ thấy rất nhiều điển tích
như Kinh Kha... Mộng có lẽ lớn nhưng không tìm ra lối thoát và khắc khoải với cả
ý nghĩa sự tồn tại của mình trong cuộc đời.
Nhưng hơi tiếc điều này, thơ
Ông có giá trị lịch sử để nghiên cứu về thơ mới nhưng không mang giá trị tư tưởng
vượt lên trên thời đại mà Ông ấy sống. Dù sao thời của những con người tự nhận
mình “sinh lầm thế kỷ” chỉ còn “vang bóng một thời”, khó có thể vượt qua được
biên giới quốc gia và lịch sử để đi xa hơn như câu em viết để kết lại bài bình
về Câu hỏi tháng năm trôi: Thơ là tiếng đồng vọng cho cuộc đời, mọi kiếp người.
Shakespear hay Targore hay thầy em nghĩ là làm được điều đó vì mang tiếng vọng
vượt qua được hoàn cảnh lịch sử, vượt qua được biên giới và ai cũng cần nó
trong cuộc đời. Như TO BE OR NOT TO BE hay Cuộc đời năm tháng trôi ta đã làm
gì? với một dự phóng lớn của tư tưởng.”
“VHC là đỉnh cao của Thơ Mới,
em cũng nghĩ như thầy. Còn bây giờ, thầy ở một thời đại khác. Thơ thầy là một
thế giới gai góc, quằn quại, vắt đến cạn kiệt lý trí và đồng nhất theo nguyên
lý.”
“Thẳng thắn mà nói, chỉ tính về
thơ lẻ, thơ của thầy thua thơ ông Vũ Hoàng Chương khi so về sự phong phú của
hình ảnh thơ, từ ngữ, cấu trúc câu đảo chiều, biến hóa, ngân nga nhưng thơ thầy
hơn ông ấy ở tầm tư tưởng và sự nhất quán.”
TRAO ĐỔI THÊM
Theo mình, thứ mà nhà thơ muốn
để lại cho đời chính là THƠ và hậu bối chủ yếu học biết tư tưởng của cha ông
mình qua sách vở họ để lại. Mình không có ý định bình thơ của nhà thơ Vũ Hoàng
Chương, vừa qua là một chuyến tham quan thú vị để trải biết nhiều hơn và có cái
nhìn khách quan, sâu sắc hơn. Mình đi tiếp với cuộc khai phá ngọn núi thi ca
mang tên Nguyễn Hoàng Đức vì theo mình, để hiểu và thấm được chữ nghĩa trong
thi ca của Thầy thôi cũng đủ cho mình trưởng thành thêm một bậc. Và hơn nữa, mỗi
thời đại có một giá trị để theo đuổi riêng, những tư tưởng mang tính thời đại
và định hướng trong thơ thầy Nguyễn Hoàng Đức sẽ giúp ích cho nền thi ca nước nhà,
mong một ngày chúng ta sẽ tiến lên một tầm cao mới và vươn xa.
Xin hết và xin cảm ơn!
***
Để học cách làm một người
nghiêm túc, có tên có tuổi có mặt nên mình đăng ảnh mình kèm bài này mặc dù
trong lòng rất ngại khi đặt bên cạnh thi nhân Vũ Hoàng Chương và thi nhân Paul
Nguyễn Hoàng Đức - người thầy mà mình kính trọng.
Thi nhân Vũ Hoàng Chương đã mất
năm 1976.
Xin tri ân những đóng góp của
các thi nhân cho nền văn học Việt Nam để thế hệ sau như mình được đằm mình
trong những dòng suối thi ca ấy.
Lệ Hằng, Đà Nẵng 03/07/2019
Nhà thơ VŨ HOÀNG CHƯƠNG
(1916-1976)
Triết gia NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
(25-04-1957)
Trao đổi với Thầy Paul Nguyễn Hoàng Đức về tác giả đỉnh cao của thơ mới
Reviewed by Lê Sính
on
10:00 AM
Rating:

No comments: