Sự thống nhất hài hòa giữa triết học và thi ca
NHỊP
ĐIỆU THỜI GIAN
(thơ
Paul Nguyễn Hoàng Đức)
---
SỰ
THỐNG NHẤT ĐẾN HÀI HÒA GIỮA CON NGƯỜI LÝ TRÍ LỖI LẠC TRÊN CÁNH ĐỒNG TRIẾT HỌC
VÀ CON NGƯỜI NGHỆ SĨ TÀI HOA TRÊN ĐÔI CÁNH THI CA
Thời
Gian!
Bao
nhiêu giấy mực cho vừa nỗi ám ảnh lớn nhất của nhân loại?! Con người được xem
là thông thái, là ở trên mọi loài chính vì chúng ta có khả năng tư duy mà các
loài động vật khác không có và cũng chính điều đó biến chúng ta thành loài sợ
chết bậc nhất bởi mỗi giây trôi qua ta ý thức được rằng mình đang tiến gần cái
chết thêm một bước.
Quá
Khứ - Hiện Tại – Tương Lai những cái tên mang trong chính nó cảm xúc nhiều hơn
cả nghĩa đen, có khi chúng ập trên trong ta như những thán từ mỹ miều, có khi
chúng giày vò ta đến quằn quại trong vòng xoáy suy tư bất tận của mình, và, đau
đớn hơn, Quá Khứ - Hiện Tại – Tương Lai ba thứ tưởng như là hiện thân của Thời
Gian ấy là gì? Con người có thực sự nắm bắt được không khi mà sự phân tách
chúng còn là một dấu hỏi khổng lồ. Nhà bác học Albert Einstein khẳng định: “The
distinction between the past, present, and future is only a stubbornly
persistent illusion.” – “Sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai chỉ
là một sự ám ảnh dai dẳng đến ngoan cố.”
Thử
dành ra vài phút để nghĩ về câu nói trên chúng ta chắc chắn sẽ gặp nhau ở tâm
vòng xoáy thời gian ấy. Thời gian là thuộc tính của vận động, khắc giờ hiện tại
là khắc giờ đang lùi vào quá khứ và đón nhận cái kế tiếp nó – tương lai. Vậy
làm sao hiểu được thời gian khi mà nó vừa ở trong ta lại vừa ở ngoài ta? Rõ
ràng cảm nghiệm thời gian ở mỗi người là khác nhau và dù trong cùng một người ở
mỗi thời điểm lại khác nhau thêm nữa. Ta thường nghe nói “một ngày quá dài”, “một
năm qua nhanh chóng” và khi đợi chờ “một giờ trôi như hằng thế kỷ”… Giữa bộn bề
riêng tư ấy thời gian lại là thứ không của riêng ai, chúng ta phải quy về cái
chung nhất nơi nhịp gõ của chiếc kim đồng hồ vô cảm. Vô cảm đến ám ảnh.
Trong
nỗi ám ảnh chung của nhân loại ấy, nghệ thuật là nơi mà thời gian được khai quật,
được cày xới, được bóc tách đến tận cùng nhất có thể và nghiễm nhiên thay, đôi
cánh thời gian vẫn chao liệng giữa thinh không để lại sự giày vò, mòn mỏi, khát
khao gặm nhấm hằng thế hệ. Người ta có thể họa được sự vô cùng của không gian
nơi các chân trời nối tiếp chân trời trải dài miên viễn hay một góc tối bé tẻo
tèo teo như miệng hang ổ kiến nhưng không dễ gì vẽ được sự khôn cùng huyền nhiệm
của thời gian trải dài trên năm tháng nối đuôi nhau hay sự mỏi mòn trong tâm thức
người chờ đợi khi thời gian như chia nhỏ đến mili giây. Hội họa đã thế, thi ca
cũng chẳng khá hơn. Thi nhân, trước hết là con người, nên không làm sao vượt
qua được nỗi ám ảnh thời gian và họ tìm mọi cách rỏ tâm tư qua ngòi bút của
mình.
Trước
đây, khi bài Thời Gian của thi sĩ Xuân Diệu đến được với giới phê bình, nhà phê
bình Phan Văn Hùm đã nhìn ra và tiên đoán cho một kỷ nguyên thi ca triết học
đang sắp sửa mở ra. Chúng ta sẽ cùng đọc lại những vần thơ mới mẻ khuynh đảo một
thời ấy.
Thời Gian (thơ Xuân Diệu)
Dưới
thuyền nước trôi;
Trên
nước thuyền chuồi.
Và
nước, và thuyền
Xuôi
dòng đi xuôi.
Nước
không vội vàng
Cũng
không trễ tràng.
Thuyền
không chậm chạp
Nhưng
không nhẹ nhàng.
Nước
trôi, vô tri,
Vô
tình, thuyền đi.
Nước
không biết thuyền;
Thuyền
biết nước chi?
Cứ
thế luôn ngày,
Trôi
mà như bay,
Nước,
thuyền đi mãi,
Luôn
trong đêm dày.
Trăng
thu gió hè,
Đổi
bờ thay đê,
Nước,
thuyền xuống biển:
Thuyền
không trở về...
Nước
cũng mất luôn...
-
Nhưng nước còn nguồn:
Thuyền
chìm, trong lúc
Đêm
ngày nước tuôn...
Thi
sĩ cảm nhận thời gian bằng trực giác nhiều hơn là suy lý triết học “Dưới thuyền
nước trôi; Trên nước thuyền chuồi…” Sự hiển lộ của thời gian biểu hiện qua các
ngấn tích thời gian “Trăng thu gió hè, Đổi bờ thay đê,” điều mà chúng ta, người
trần mắt thịt dễ nhìn thấy hơn hết. Dù vậy, trong thời điểm mới mẻ nhất của chữ
quốc ngữ và giao thoa với sách vở đến từ phương Tây ấy, sự dấn thân và tỏ bày một
khái niệm khó nắm bắt như thời gian là điều vô cùng đáng quý.
Cùng
thời ấy, Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ cũng để lại một dấu ấn khó phai trong
lòng bạn đọc yêu thơ.
Màu Thời Gian (thơ Đoàn Phú Tứ)
Sớm
nay tiếng chim thanh
Trong
gió xanh
Dìu
vương hương ấm thoảng xuân tình
Ngàn
xưa không lạnh nữa, Tần phi
Ta
lặng dâng nàng
Trời
mây phảng phất nhuốm thời gian
Màu
thời gian không xanh
Màu
thời gian tím ngát
Hương
thời gian không nồng
Hương
thời gian thanh thanh
Tóc
mây một món chiếc dao vàng
Nghìn
trùng e lệ phụng quân vương
Trăm
năm tình cũ lìa không hận
Thà
nép mày hoa thiếp phụ chàng
Duyên
trăm năm dứt đoạn
Tình
một thuở còn hương
Hương
thời gian thanh thanh
Màu
thời gian tím ngát
Ồ,
lạ thay! Thi sĩ ngửi được cả mùi hương thời gian và nhìn ra được cả sắc tím
ngát của nó. Bài thơ vừa thực vừa mơ, chủ đề không hề lạ mà biến hóa ảo diệu
khôn lường. Tuy nhiên, nếu xét riêng cách thi sĩ chạm vào phạm trù mà khoa học
và triết học nghiên cứu rất nhiều là thời gian thì dường như đấy chỉ mới là cái
chạm hờ. Sự biến hóa hữu thể không nhìn thấy được (là thời gian) theo chiều cảm
nhận của xúc giác ngửi và nhìn ấy cho thấy sự bất lực của nhà thơ trước một
khái niệm quá khó để nắm cái lõi của nó để từ đó diễn đạt ra một cách rành rẽ
tường minh.
May
thay, kỷ nguyên thi ca triết học được dự báo và chờ đợi trước đây đã đi đúng đường
ray lịch sử, thật rõ ràng, thật mạch lạc Nguyễn Hoàng Đức có thể làm hài lòng bạn
đọc đang loay hoay tìm một định nghĩa kiện toàn cho thời gian bằng cả tư duy
suy lý và sự tài hoa nghệ thuật của mình.
“Tích
tạch tạch ...
Thời
gian nặng nhọc chuyển mình
Bánh
xe đồng hồ
Nhích
dần về điểm luân hồi
Không
Giờ!
Ngày
cũ lặng trôi ấp ủ
Men
sáng của bình minh mới
Ôi,
thời gian!
Ngươi
có phải hư vô
Không
buổi khai sinh
chẳng
ngày tận thế?
Ngươi
là ánh sáng hay đêm tối?
Mà
dồn đuổi hoàng hôn đến tận chân trời
Gom
nhặt những tia sáng tàn phai như báu vật
dệt
tơ cho tấm thảm ban mai
ngập
ngừng chân mây luyến tiếc
lòng
bóng đêm huyền nhiệm diệu kỳ?
Ngươi
là ai?
vừa
hiện mình trân trân
vừa
giấu mình biền biệt
không
chỉ với thiên thu
mà
ngay trong khoảnh khắc
ngươi
trở mình tại mốc số không
hóa
dấu chấm của một ngày tàn
thành
dấu ngoặc mở ra
cho
mặt trời ló rạng!”
Vẫn
là câu hỏi từ “muôn năm cũ”: Thời gian ôi, ngươi là ai? nhưng dưới ngòi bút
Nguyễn Hoàng Đức thời gian hiện lên như một bức tranh vẽ cảnh hoàng hôn giao
thoa giữa hai mảng sáng tối thật. Hoàng hôn cuối chân trời leo lắt từng vệt
sáng dệt lên tấm thảm chân mây trong lòng bóng đêm huyền nhiệm. Kỳ vỹ làm sao,
lung linh nhường nào ôi tài hoa của ngòi bút ấy. Hơn thế nữa, bức họa của thi
nhân là một bức tranh động với chuỗi động từ “dồn đuổi, gom nhặt, luyến tiếc,
ngập ngừng”. Bức tranh không vô hồn, bức tranh làm dậy sóng trong lòng người
chiêm ngưỡng.
Trở
lại với nỗi ám ảnh của con người khi thời gian “vừa hiện mình trân trân – vừa
giấu mình biền biệt – không chỉ với thiên thu – mà ngay trong khoảnh khắc”, ta
bắt gặp ở đây không chỉ sự vô cùng vô tận của thời gian mà còn là sự huyền bí của
nó. Ta không thể phủ nhận thời gian, nó ở trong ta, trong vạn vật và trong vĩnh
cửu. Sẽ chẳng có ta và sẽ chẳng có gì nữa trên thế giới này nếu không có thời
gian, nếu mọi thứ chết trân ở nơi được coi là hiện tại vì không tịnh tiến đến
tương lai thì hiện tại không còn là nó nữa cũng như không còn ta nữa. Sự huyền
bí của thời gian cũng là sự huyền bí của Thượng Đế - Đấng tạo ra muôn loài vạn
vật bằng con đường tạo ra thời gian. Thượng Đế hay Đấng Sáng Thế có hay không?
Và Ngài ở đâu? Trong ta hay ngoài ta? Khi ta nhìn thấy vết tích bàn tay tạo tác
của Ngài khắp mọi nơi, trong chính ta và trong vũ trụ, mà không thể khiến Ngài
hiện ra để chất vấn một lần.
“Không
buổi khai sinh – Chẳng ngày tận thế” chính là bản chất của vĩnh cửu, của Thượng
Đế và của thời gian. Thời gian hỡi, ngươi có chết không khi mà “dấu chấm của
ngày tàn” là “dấu ngoặc mở ra cho mặt trời ló rạng!” và “Ngày cũ lặng trôi ấp ủ
- Men sáng của bình minh mới.”? Câu trả lời đã quá rõ, bình minh nối tiếp hoàng
hôn, ngày nối tiếp đêm như con người ngủ rồi sẽ thức… Những hình ảnh thơ mang
suy lý dẫn ta đến những suy tưởng xa hơn và khám phá bản chất biến đổi luân hồi
của cuộc sống. Sự tài hoa của thi nhân không chỉ ở sự sắp đặt các hình ảnh có
chủ đích các hình ảnh thơ mà còn nằm ở việc lựa chọn “điểm luân hồi” then chốt:
Không giờ! Cột mốc ấy, khi mọi thứ trả về không cũng là khi điểm khởi đầu cho một
vòng tuần hoàn mới bắt đầu. Và, những con số 00:00:00 luôn mang trong nó thật
nhiều dự cảm cho người nào vô tình hay hữu ý bắt gặp nó.
Sự
luân hồi và dự cảm về một cánh cửa khác đang mở ra sau khi cánh cửa này khép lại,
hay sự sống sau sẽ bắt đầu nơi sự sống trước kết thúc cũng được thể hiện rất rõ
ràng trong thơ của đại thi hào Rabindranat Targore trong bài thơ Endless Time –
Thời Gian Vô Tận. Cùng đọc lại bài thơ này và bản dịch để thấy sự gặp nhau
trong tư tưởng của hai nhà thơ, dù thời đại của họ cách xa nhau và cách thể hiện
cũng khác nhau.
Endless
Time
by Rabindranath Tagore
Time
is endless in thy hands, my lord.
There
is none to count thy minutes.
Days
and nights pass and ages bloom and fade like flowers.
Thou
knowest how to wait.
Thy
centuries follow each other perfecting a small wild flower.
We
have no time to lose,
and
having no time we must scramble for a chance.
We
are too poor to be late.
And
thus it is that time goes by
while
I give it to every querulous man who claims it,
and
thine altar is empty of all offerings to the last.
At
the end of the day I hasten in fear lest thy gate be shut;
but
I find that yet there is time.
Thời
Gian Vô Tận
(thơ Rabindranath Targore)
Ôi
Thượng Đế, thời gian là vô tận trong tay Người.
Không
gì đếm được những khắc giờ Người có.
Ngày
và đêm trôi qua các thời đại nở tàn như những đóa hoa.
Chỉ
mình Người biết cách chờ đợi.
Dưới
tay Người, những thế kỷ nối tiếp nhau kiện toàn cho một đóa hoa dại nhỏ.
Chúng
ta không có thời gian để mất,
và
không có thời gian chúng ta phải đấu tranh giành cơ hội.
Chúng
ta quá yểu để mà đến trễ.
Và
như thế rõ ràng thời gian cứ trôi đi
khi
tôi trao nó cho kẻ hay than phiền đang đòi hỏi nó
và
bàn thờ của Người trống không mọi lễ vật đến cuối cùng.
Khi
ngày đã tận tôi cuống cuồng trong sợ hãi rằng cánh cổng của Người sẽ đóng;
nhưng
không, tôi nhận ra rằng vẫn còn có nó - thời gian.
(Lệ Hằng dịch)
Chúng
ta – con người – luôn thấy mình nghèo nàn mọi thứ, luôn đấu tranh giật lấy mọi
cơ hội về mình vì cho rằng mình không còn kịp nữa, thời gian chẳng còn nhiều
trên đôi bàn tay chỉ chực già nua này. Nỗi sợ hãi về “cánh cổng của Người sẽ
đóng” cứ lớn dần cùng với nỗi ám ảnh “ngày đã tận”, nhưng cuối cùng “tôi nhận
ra rằng vẫn còn có nó – thời gian.” Thời gian chẳng hư hao hay dừng lại, câu
thơ cuối cùng mang dự cảm về một sự luân hồi hay sự sống đời sau mà tác giả
đang gieo niềm tin trong lòng người đọc.
Thật
khó để cắt nghĩa thời gian một cách toàn vẹn và sự trải nghiệm thời gian cũng
thật riêng tư. Bằng con mắt nhìn bao quát và tầm cao của trí tuệ, Nguyễn Hoàng
Đức đã khái quát cho ta một bức tranh thời gian hoàn chỉnh đồng thời cũng là sự
am hiểu cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người trong cõi nhân sinh.
“Ngươi
là bóng câu
vọt
qua cửa những ngôi nhà hạnh phúc
là
chân rùa
leo
dốc đỉnh cô đơn
Ngươi
nhẹ lâng lâng
Trên
mũ người phong lưu
Nhưng
nặng như chì
Trên
vai kẻ khó
Ngươi
đếm từng khắc
với
kẻ yêu đương
nhưng
thả trôi năm tháng
mặc
những con tim chờ đợi
Ngươi
là thiên sứ vui mừng
Bên
nôi bé hài nhi
Là
địa ngục gớm ghê
cạnh
giường người hấp hối”
Hạnh
phúc, cô đơn, phong lưu, khó nhọc, yêu đương, chờ đợi, vui mừng, hấp hối đủ mọi
cung bậc cảm xúc, đủ mọi thăng trầm, đủ mọi sự kiện trong một cuộc đời toàn vẹn.
Viết ra được những vần thơ trên thì nhà thơ, ngoài trí tuệ, còn cần một trái
tim đủ lớn để ôm trọn mọi nỗi niềm.
Và
đáng quý thay khi mọi dòng sông tư tưởng xuôi về biển cả gặp nhau nơi cửa biển
phổ quát, ở đó mọi bèo ao sông suối, mọi rào chắn ngôn ngữ hay văn hoá, sắc tộc
đã dạt lại đằng sau chỉ còn lại giá trị tinh thần chung cho nhân loại. Hơn một
trăm năm trước, giá trị tinh thần trong thơ Nguyễn Hoàng Đức đã có mặt trong
thơ của Henry Van Dyke.
Time
Is
by Henry Van Dyke
Time
is
Too
Slow for those who Wait,
Too
Swift for those who Fear,
Too
Long for those who Grieve,
Too
Short for those who Rejoice;
But
for those who Love,
Time
is not.
Thời
Gian Chảy
(thơ
Henry Van Dyke)
Thời
gian
Trôi
quá Chậm với ai Đợi Chờ
Trôi
quá Nhanh với người Sợ Hãi
Lại
quá Dài với kẻ Khổ Đau
Và
quá Ngắn với người Hoan Hỉ
Nhưng
với kẻ đang Yêu
Thời
gian không tồn tại.
(Lệ Hằng dịch)
Henry
Van Dyke là một tu sĩ, một nhà giáo dục người Mỹ đồng thời cũng là một tác gia
có tiếng. Time Is (in trong tập Music and Other Poems, 1904) là bài thơ được nhớ
đến nhiều nhất của ông. Nguyên bài thơ này được ông viết để làm lời đề tặng khắc
lên chiếc đồng hồ mặt trời đặt trong khu vườn của một người bạn. Bài thơ đã được
ngâm lên tại tang lễ của công chúa xứ Wales, Diana, và những buổi lễ tưởng niệm
quan trọng khác.
Trong
cái nhìn tổng thể, họ đã gặp nhau bằng sự rộng lớn của tâm hồn dù sự thể hiện
trong Nhịp Điệu Thời Gian đi vào chi tiết một cách rành mạch hơn. Đấy là cách
thời gian phản chiếu qua mỗi con người. Ngoài ra, là một nhà triết học, Nguyễn
Hoàng Đức còn hướng vào khai thác sự hiển lộ của thời gian qua những khách thể
khác nữa, để thấy rằng thời gian không chỉ huyền diệu trong tâm thức con người,
riêng ở nơi con người mà còn huyền diệu với thiên nhiên trong muôn loài vạn vật.
“Ôi
thời gian
Ngươi
chảy đi
Tràn
qua tất cả
Ngươi
là điệu van chuyển mình
dập
dình trên những dòng sông duyên dáng
là
vũ điệu bao la của biển
dìu
những cánh buồm say trên sóng nhạc
là
thánh ca của muôn vàn bông tuyết
hát
mùa gieo hạt trên những đỉnh mờ sương
là
hòa điệu của những bàn chân
tấu
cùng mặt đường muốn nhảy
là
hành khúc vó ngựa dồn
cuốn
lốc trên nẻo đường chinh phạt
là
lời thổn thức của ánh trăng e lệ
rót
trên môi những kẻ si mê
là
hòa âm của muôn vạn côn trùng
tan
vào đêm mặc khải
là
tiếng reo của những hàng thông bên sóng thủy triều
giữ
nhịp thở thiên thu của đất”
Vẫn
đi trên con đường nguyên lý của ngành khoa học của mọi ngành khoa học, thi nhân
trải đôi mắt triết lý của mình để nhìn mọi thứ trong sự vận động nhiệm màu của
nó và rỏ xuống trang thơ những bức tranh hay khúc nhạc đậm sắc màu thi ca thuần
túy, qua lăng kính của người nghệ sĩ để ta thấy những “dập dình, duyên dáng,
bao la, sóng nhạc, thánh ca, hòa tấu, hòa âm, hành khúc, thổn thức, si mê…” Những
dòng thơ lấp lánh tạo hình, say sưa tạo nhạc nâng hồn người đọc lên một nấc
thang mới để, cùng với thi nhân, người đọc cũng nâng tầm ý thức lên một bậc rất
xa.
“Ôi
thời gian
Bài
ca của ngươi là vô tận
nhịp
điệu của ngươi là vô biên
ta
chẳng rõ ngươi là ai
nhưng
biết chắc một điều
ngươi
không phải hư vô
bởi
lẽ, chẳng bao giờ
ngươi
muốn lật nhìn
dòng
lịch sử của mình
qua
những tờ giấy trắng!
sột
soạt... sột soạt...
ngòi
bút của ta lại muốn trở mình
hát
một bài ca mới
lên
giấy trắng tinh khôi.”
Hóa
ra, tất cả đoạn đường ta đã mạo hiểm đi cùng thi nhân không phải là những chặng
đường vu vơ phiêu lưu không cần đích đến mà ngược lại, tính mục đích của người
thi sĩ này rất cao. Người dẫn ta đi một quãng thật xa, có ngờ vực, có thổn thức,
có vui buồn… thật đủ đầy cho một kiếp nhân sinh, và có say mê, có rạo rực, có
khát khao… thăng hoa trên con đường khám phá sự mầu nhiệm của cuộc sống. Nhưng
tất cả sẽ chẳng là gì nếu chính ta không mang cho mình một mục đích, một lẽ sống
bởi thời gian hay là vĩnh cửu chẳng bao giờ “muốn lật nhìn – dòng lịch sử của
mình – qua những tờ giấy trắng!”
Thơ,
trên hết, là những dòng chữ đã vút bay lên trên nghĩa tường minh thuần túy của
nó để khơi gợi cảm xúc, tư tưởng, trí tuệ cao hơn, bên ngoài hình hài con chữ.
“Những tờ giấy trắng” mà Nguyễn Hoàng Đức đặt vào đây đã làm được trọn vẹn điều
này. Hình ảnh ẩn dụ “tờ giấy trắng” là biểu tượng cao nhất trong bài, tờ giấy
trắng hay là những cuộc đời trắng tinh ý nghĩa, những cuộc nở và tàn không đọng
lại cho vĩnh cửu một nét bút mờ. Trong tâm thế ấy, ta còn cần gì hơn là “trở
mình” như tác giả để gấp rút làm điều gì đó, bùng nổ và quyết đoán, lưu dấu giữa
dòng đời đang cuồn cuộn trôi về vĩnh cửu.
Phải
tạo ra một ý nghĩa, một vết tích cho sự tồn tại của mình để cuộc đời không như
“tờ giấy trắng”, đấy là tư tưởng của những vĩ nhân mà điển hình ta có thể gặp
trong thơ của William Shakespeare.
Sonnet
XII
By William Shakespeare
When
I do count the clock that tells the time,
And
see the brave day sunk in hideous night;
When
I behold the violet past prime,
And
sable curls all silver’d o’er with white;
When
lofty trees I see barren of leaves
Which
erst from heat did canopy the herd,
And
summer’s green all girded up in sheaves
Borne
on the bier with white and bristly beard,
Then
of thy beauty do I question make,
That
thou among the wastes of time must go,
Since
sweets and beauties do themselves forsake
And
die as fast as they see others grow;
And
nothing ‘gainst Time’s scythe can make defence
Save
breed, to brave him when he takes thee hence.
Xô-nê
XII
(thơ William Shakespeare)
Khi
tôi đếm thời gian vẳng từ chiếc đồng hồ quả lắc,
Và
thấy ngày huy hoàng chìm dần vào đêm tối âm u;
Khi
tôi ngắm bông hoa vi-ô-lét từ đỉnh sắc xuân xuống héo tàn,
Và
hiện lên những lọn tóc đen hóa thành bạc trắng;
Khi
tán cây sum sê tôi thấy sự trụi trơ của lá,
Nơi
trước đây đàn gia súc trốn nắng dưới bóng râm,
Và
những trảng xanh ngày hè quấn lại thành từng bó
Chất
lên xe trơ đám râu lởm chởm bêu màu trắng,*
Vậy
nên tôi nghi ngờ nhan sắc anh đang có
Theo
thời gian tàn phá sẽ dần phai,
Cả
những điều ngọt ngào và cái đẹp cũng tự thân từ biệt
Và
chết nhanh như như lớp lớp thứ mới mọc thay mình;
Khi
không gì chống được lưỡi hái Thời Gian cho anh tự vệ
Hãy
để lại hạt giống của riêng mình để kiêu hãnh đối đầu khi nó mang anh đi.
(Lệ Hằng dịch)
Đại
thi hào nước Anh cũng đếm nhịp thời gian từ chiếc đồng hồ và nhìn ra quy luật của
tạo hóa. Mọi vật đang sống, đang xuân thì đều tiến đến lụi tàn, héo úa nhưng
chính sự lụi tàn ấy lại là sửa soạn cho một mùa hồi sinh mới, như vụ mùa nối tiếp
vụ mùa, khi thu hoạch vụ mùa này cũng là khi mở ra mùa vụ mới. Cuối cùng, thi
hào hối thúc hãy để lại “hạt giống của riêng mình” như là cách lưu dấu vào vĩnh
cửu vì sự luân hồi sẽ không có điểm dừng.
Đi
từ cánh rừng mênh mông triết học, Nguyễn Hoàng Đức ôm nguyên lý bay thẳng vào
thi ca trên đôi cánh tài hoa.
“Ôi
thời gian!
Ta
chẳng hiểu ngươi là ai?
Song
thấy rõ
Ngươi
là ngày và đêm
Ánh
sáng và bóng tối
Là
khoảnh khắc sánh vai cùng vĩnh cửu
Là
hữu thể bay trên cánh hư vô”
“Hữu
thể” được hiểu là “cái là”, “cái có” được xem là trung tâm của triết học kinh
điển. Với những ai chưa từng tiếp xúc với triết học có thể sẽ mơ hồ nhưng chung
quy lại vẫn có thể tiếp nhận thông điệp của bài thơ bơi người thi nhân ấy không
đóng băng tâm hồn theo nguyên lý cứng mà ngược lại, hồn thơ vẫn uyển chuyển,
say sưa, dào dạt và hồn nhiên làm sao.
Người
mang hết thảy thanh âm cuộc sống vào trang thơ cốt để thể hiện cho bằng hết những
nhịp gõ của thời gian và vừa vặn thay, những thanh âm ấy ngân lên như những ca
từ đẹp của cuộc sống và không mảy may chút sượng sùng.
“Tích
tạch tạch ...
Thời
gian nặng nhọc chuyển mình…”
“tíc
tắc... tíc tắc...
ta
chẳng hiểu được ngươi
nhưng
mà biết
đó
là nhịp đập miệt mài
của
trái tim vũ trụ
là
nhịp thở ngọt ngào của đất mẹ dịu hiền
đang
hồi sinh cho từng cây cỏ
là
tiếng rỏ của những hạt sương
gấp
gáp tắm gội lớp bụi trần
cho
những nụ hoa lòng thấp thỏm
sợ
mình không kịp nở nụ cười
chào
đón nắng long lanh
của
ban mai trong trẻo”
“phầm
phập phầm...
nhặt
khoan tiếng kim giây
cắt
dòng thời gian
tựa
mái chèo buông
chém
ngọt dòng sông
một
khoảnh khắc xén ngang vĩnh cửu
vật
lòng lặng lẽ”
“xình
xịch... xình xịch...
nhịp
con tầu chuyển bánh
băng
trên đường ray
buông
những thán từ
Tu
hu! Tu hu...
từ
lồng ngực khát khởi hành”
Tiếng
thơ đi có khi nhẹ như bước chân ngọc nữ thời gian có khi quẫy đạp mạnh mẽ, có
khi lại nặng tựa hồ bánh con tàu nghiến xuống đường ray.
Thời
gian ư? Ngươi là ai? Và Ngươi đến để làm gì?
Thôi
hãy tạm gửi lại tất cả cho cao xanh để chớp lấy một “khoảnh khắc xén ngang vĩnh
cửu - thả hồn xao xuyến” cùng thi nhân và hà cớ chi tiếc một lời chúc mừng vì
xưa nay viết về thời gian sâu như thế, rộng như thế, dập dình khoan nhặt thiết
tha như thế đã mấy ai?!
***
Chú thích:
*Câu
thơ số 7 và 8 “And summer’s green all girded up in sheaves - Borne on the bier
with white and bristly beard,” mang hình ảnh của cánh đồng lúa mỳ khi mùa vụ đến,
trước đây, người ta thu hoạch lúa mỳ bó thành bó chất lên xe chở về và những
cánh đồng vừa được thu hoạch lởm chởm gốc lúa mỳ như những đám râu. Ngoài ra, từ
“bier” còn có nghĩa là kiệu khiêng quan tài (hình ảnh cái chết). (Theo Oxquarry
Books Ltd)
Đà Nẵng, 28/07/2019
Lệ Hằng
***MỜI
BẠN ĐỌC THƠ***
NHỊP
ĐIỆU THỜI GIAN
Nguyễn
Hoàng Đức
Tích tạch
tạch ...
Thời
gian nặng nhọc chuyển mình
Bánh xe
đồng hồ
Nhích dần
về điểm luân hồi
Không Giờ!
Ngày cũ
lặng trôi ấp ủ
Men sáng
của bình minh mới
Ôi, thời
gian!
Ngươi có
phải hư vô
Không buổi
khai sinh
chẳng
ngày tận thế?
Ngươi là
ánh sáng hay đêm tối?
Mà dồn
đuổi hoàng hôn đến tận chân trời
Gom nhặt
những tia sáng tàn phai như báu vật
dệt tơ
cho tấm thảm ban mai
ngập ngừng
chân mây luyến tiếc
lòng
bóng đêm huyền nhiệm diệu kỳ?
Ngươi là
ai?
vừa hiện
mình trân trân
vừa giấu
mình biền biệt
không chỉ
với thiên thu
mà ngay
trong khoảnh khắc
ngươi trở
mình tại mốc số không
hóa dấu
chấm của một ngày tàn
thành dấu
ngoặc mở ra
cho mặt
trời ló rạng!
tíc tắc...
tíc tắc...
ta chẳng
hiểu được ngươi
nhưng mà
biết
đó là nhịp
đập miệt mài
của trái
tim vũ trụ
là nhịp
thở ngọt ngào của đất mẹ dịu hiền
đang hồi
sinh cho từng cây cỏ
là tiếng
rỏ của những hạt sương
gấp gáp
tắm gội lớp bụi trần
cho những
nụ hoa lòng thấp thỏm
sợ mình
không kịp nở nụ cười
chào đón
nắng long lanh
của ban
mai trong trẻo
phầm phập
phầm...
nhặt
khoan tiếng kim giây
cắt dòng
thời gian
tựa mái
chèo buông
chém ngọt
dòng sông
một khoảnh
khắc xén ngang vĩnh cửu
vật lòng
lặng lẽ
lấp
láy... lấp láy
những vì
sao dặt dìu
đôi bàn
chân nhấp nháy
chìm
trong vũ điệu
mặc vòm
trời trầm ngâm khơi vực thẳm
thả hồn
xao xuyến
xình xịch...
xình xịch...
nhịp con
tầu chuyển bánh
băng
trên đường ray
buông những
thán từ
Tu hu!
Tu hu...
từ lồng
ngực khát khởi hành
Ôi thời
gian!
Ta chẳng
hiểu ngươi là ai?
Song thấy
rõ
Ngươi là
ngày và đêm
Ánh sáng
và bóng tối
Là khoảnh
khắc sánh vai cùng vĩnh cửu
Là hữu
thể bay trên cánh hư vô
Ngươi là
bóng câu
vọt qua
cửa những ngôi nhà hạnh phúc
là chân
rùa
leo dốc
đỉnh cô đơn
Ngươi nhẹ
lâng lâng
Trên mũ
người phong lưu
Nhưng nặng
như chì
Trên vai
kẻ khó
Ngươi đếm
từng khắc
với kẻ
yêu đương
nhưng thả
trôi năm tháng
mặc những
con tim chờ đợi
Ngươi là
thiên sứ vui mừng
Bên nôi
bé hài nhi
Là địa
ngục gớm ghê
cạnh giường
người hấp hối
*
Ôi thời
gian
Ngươi chảy
đi
Tràn qua
tất cả
Ngươi là
điệu van chuyển mình
dập dình
trên những dòng sông duyên dáng
là vũ điệu
bao la của biển
dìu những
cánh buồm say trên sóng nhạc
là thánh
ca của muôn vàn bông tuyết
hát mùa
gieo hạt trên những đỉnh mờ sương
là hòa
điệu của những bàn chân
tấu cùng
mặt đường muốn nhảy
là hành
khúc vó ngựa dồn
cuốn lốc
trên nẻo đường chinh phạt
là lời
thổn thức của ánh trăng e lệ
rót trên
môi những kẻ si mê
là hòa
âm của muôn vạn côn trùng
tan vào
đêm mặc khải
là tiếng
reo của những hàng thông bên sóng thủy triều
giữ nhịp
thở thiên thu của đất
Ôi thời
gian
Bài ca của
ngươi là vô tận
nhịp điệu
của ngươi là vô biên
ta chẳng
rõ ngươi là ai
nhưng biết
chắc một điều
ngươi
không phải hư vô
bởi lẽ,
chẳng bao giờ
ngươi muốn
lật nhìn
dòng lịch
sử của mình
qua những
tờ giấy trắng!
sột soạt...
sột soạt...
ngòi bút
của ta lại muốn trở mình
hát một
bài ca mới
lên giấy
trắng tinh khôi.
Hà
Nội, đêm 19/12/1996
Sự thống nhất hài hòa giữa triết học và thi ca
Reviewed by Lê Sính
on
10:47 PM
Rating:

No comments: