Quyện trong gió thi ca nét đẹp vượt lên mọi ước lệ
EM
LÀ CÁNH BUỒM TRẮC ẨN
(thơ
Nguyễn Hoàng Đức)
---
QUYỆN
TRONG GIÓ THI CA MỘT NÉT ĐẸP VƯỢT LÊN NHỮNG ƯỚC LỆ CŨ MÈM
***
Em!
Một
đại từ đầy cảm xúc, một đại từ đã cất cánh bay lên khỏi nghĩa đen của nó trong
thi ca. Chẳng còn gì hơn nữa, chúng ta phải công nhận với nhau rằng đấy là một
đối tượng nghệ thuật được săn lùng trong mọi thời đại dù hình thức thể hiện có
khác nhau từ thời này qua thời khác, đôi lúc là bó buộc đôi lúc phóng túng si
mê.
Vâng,
họ đã săn lùng “vẻ đẹp của em” từ muôn ngàn năm trước và họ vẫn săn lùng cho đến
hôm nay, cho đến ngày sau bởi họ chưa bao giờ hài lòng tuyệt đối khi chấm mực
viết về “em”. Lớp lớp thi sĩ ngoài kia vẫn đang trong cuộc rượt đuổi khẩn
trương để tìm kiếm sự hoàn hảo, sự độc đáo, sự mới lạ, sự kiêu sang đến thẩn thờ
choáng ngợp khi khắc họa “em” trong những thi phẩm của mình.
Làm
sao có thể sống mà không yêu?! Sao cho trái tim không thẩn thờ? Sao cho lồng ngực
lịm dần đi nhịp đập “yêu em”? Không thể nào, thật không thể nào! Thôi thì cứ cuồng
si và cứ viết về “em”. Nhưng viết thế nào đây? Đấy là câu hỏi lớn.
Nguyễn
Gia Thiều trong Cung Oán Ngâm Khúc đã viết:
“…Chìm
đáy nước cá lừ đừ lặn
Lưng
lửng trời nhạn ngẩn ngơ sa
Hương
tươi đắm nguyệt say hoa
Tây
Thi mất vía, Hằng Nga giật mình…”
Puskin
trong Lời Tự Thú đã viết:
“…Lúc
em ngồi cần mẫn trước khung thêu,
Vóc
thon thả, hơi ngả mình lơi lỏng,
Đôi
mắt ngọc, mái tóc xoăn rủ xuống,
Tôi
lặng im, như đứa trẻ, đắm nhìn…”
(Tạ
Phương dịch)
Chim
sa, cá lặn, mắt ngọc, dáng thon…với ta đã trở thành ước lệ. Thành quách có thể
cũ đến ngàn năm nhưng “em” thì không bởi “em” là một thực thể sống động và thay
đổi từng ngày. Vậy sao ta để lòng mình chỉ mãi là “những thành quách cũ” khi đuổi
theo "em"? Ta chán chê trong nhan nhản ước lệ cũ mèm dấu vết thời
gian ấy, ta đi loanh quanh trong những vần thơ đổi mới hình hài mà không đổi nổi
“cốt hồn cốt túy” ấy, bất ngờ thay Nguyễn Hoàng Đức thổi cho ta một làn gió mới
toanh với cánh buồm thi hứng đang dong thẳng ra khơi. Người đã viết:
“Em
lướt qua tôi
Đẹp
như tiên sa ?
Không
!
Đẹp
như hoa hậu ?
Không
!
Đẹp
như cành vàng lá ngọc ?
Không
!
Em…
Đẹp
như một cánh buồm trắc ẩn!”
Thi
sĩ phủ nhận hết mọi thướt đo cái đẹp. Không phải tiên sa, không phải hoa hậu,
không phải cành vàng lá ngọc nữa, xưa quá rồi cũ quá rồi em của tôi bây giờ là
“đẹp như một cánh buồm trắc ẩn”. Người đã khẳng định và khăng khăng điều ấy
không chỉ một mà đến ba lần trong vỏn vẹn một trang thơ. Sự lặp đi lặp lại ấy
khiến ta đôi phần ám ảnh.
“Cánh
buồm trắc ẩn” “cánh buồm trắc ẩn”, hình ảnh thơ dẫn dụ ta đến một miền suy tưởng
mới, vừa gần gũi vừa xa khơi. Biểu tượng của cánh buồm không phải là mới trong
thi ca nếu không muốn nói là tràn lan, nhan nhản. Nhưng ví sắc đẹp của em như một
cánh buồm lại là hiếm thấy. Suy tưởng sâu thêm chút nữa chợt thấy thi sĩ ý tứ
uyên thâm quá thể. Cánh buồm có tự do không? Có! Nó thong dong dạo chơi khi trời
lặng gió và lao đi vùn vụt trong cuồng phong. Nó chẳng thuộc về một bàn tay níu
giữ nào cụ thể mà thuộc về sóng bạc, chim trời, gió cả, đại dương… như em đang
không thuộc về ai khiến những trái tim kia hoài thương mơ tưởng.
“…Em
lướt qua
Chòng
chành như một con thuyền
Giương
cánh buồm lên
Tóc
em bay
Như
cánh buồm giỡn gió
Mắt
em thiết tha
Phơi
phới thả tâm hồn
Gọi
gió…”
Cánh
buồm có khiến người ta khát vọng không? Câu trả lời có lẽ có lẽ đã ở tự trong
lòng mỗi người. Còn khao khát nào hơn là đứng trước ngàn con sóng đang cồn cào
vỗ đập vào bờ nhìn một cánh buồm “giỡn gió” “dập dờn” lúc gần lúc xa khiến ta
“say sưa” đến nỗi “hồn bay tứ phương” như thi nhân đã nói. Nhưng, tay ta lại
không thể chạm vào. Chính xác hơn là không dễ dàng chạm vào. Bản tính con người
là ưa chinh phục, càng không dễ chạm vào lòng lại càng ray rứt khát khao. Chẳng
còn cách nào khác là nhảy ùm xuống và đằm mình trong biển tình mênh mông ấy.
“Không
gian dâng sóng biếc
Dập
dờn khát vọng mênh mông”
Tự
do là thế, khát vọng là thế nhưng điều gì mới là cốt yếu làm tim anh thổn thức.
Có lẽ là chính bởi cánh buồm tự thân nó luôn mang mầm rủi ro bất trắc. Con thuyền
em giương cánh buồm lên thả tâm hồn gọi gió, em có lường trước được khi nào trời
sẽ kéo mây đen biển dữ dằn bão giông mọi phía khiến con thuyền em chòng chành
ngả nghiêng theo sóng dữ hay không? Há chăng “tôi” sợ vì em thuần khiết ngây
thơ. Những con gió du miên ấy có thể lả lướt êm đềm với em lúc này và chúng
cũng có thể vô tình quật cánh buồm đến tả tơi hoặc tệ hơn đánh chìm con thuyền
xuống lòng đại dương thăm thẳm. Những bất trắc của em khiến tim “tôi” dấy lên
niềm “trắc ẩn”.
Ta
diễn xuôi và ngẫm sâu như thế để thấy cái hay, cái uyên thâm và cái mới của
Nguyễn Hoàng Đức. Không dưng mà giữa muôn vàn hình ảnh thơ, cũ và mới, thi sĩ lại
chọn “cánh buồm trắc ẩn” để làm biểu tượng nghệ thuật cho thơ mình.
Và
không dưng mà:
“Và
tôi thấy tim em
mở
ra
như
một khoang thuyền nhân hậu”
Cái
đẹp, trên tất cả, phải đọng lại ở nơi tâm hồn. Puskin, trong một lá thư gửi vợ
mình, Natalia, đã viết “Anh yêu tâm hồn em còn hơn cả gương mặt em.” Puskin đi
vào huyền thoại thơ tình không chỉ với những vần thơ cháy bỏng yêu đương ấy mà
còn bằng chính câu chuyện cuộc đời ông. Một câu chuyện mà đến nay người ta vẫn
không tiếc giấy mực để kể lại. Rằng ông vì Natalia mà bước vào một cuộc đấu
súng tay đôi và nhận lấy một viên đạn định mệnh. Dù di chúc ông để lại không muốn
vợ mình để tang quá lâu và mong nàng tìm được người chồng tốt nhưng Natalia vẫn
gồng gánh nuôi bốn đứa con nhiều năm sau đó. Cuối cùng nàng đã đi bước nữa,
nhưng là vì con hơn vì mình.
Vẻ
đep tâm hồn, trái tim nhân hậu, qua tất cả sóng gió thời gian, sẽ là nhân tố để
lòng thương thầm kín trong anh và suối nguồn tình yêu dào dạt trong anh ở lại
cùng em. Về điểm này, hai nhà thơ trên, vượt qua khoảng cách thời đại và vượt qua
khoảng cách địa lý cũng như văn hóa, họ đã gặp nhau.
Đi
qua hết mấy tầng cung bậc cảm xúc, Nguyễn Hoàng Đức đã thốt lên một cách tha
thiết để đặt dấu chấm cuối cùng cho thi phẩm của mình.
“Em
đẹp vậy !
Lướt
qua bất kể sắc đẹp nào
Em
đẹp sao !
Đẹp
như một cánh buồm trắc ẩn.”
Điều
duy nhất khiến ta có thể hờn, có thể trách người thi sĩ này là giá mà ông gọt
dũa vần vè để ta đọc một lèo theo nhịp lên xuống bằng trắc mà thuộc luôn bài
thơ thì hay biết mấy. Nhưng, nếu ta cứ theo nhịp tim mình đọc đi đọc lại vài lần
ta sẽ thấy cái có thể xem là khuyết điểm ấy lại chính là cái sẽ làm ta yêu, và
yêu thơ tha thiết hơn nữa. Lại trở về với “em” và vẻ đẹp của “em”, ta có thể ví
một bài thơ là “em”. Vậy thì những biện pháp tu từ, những luyến láy vần vè, những
đẽo gọt câu cú có thể được xem là lớp trang điểm làm “em” lộng lẫy hơn, quyến
rũ hơn. Hiển nhiên rồi. Nhưng, để ta tự nguyện đi với “em” đến hết đường đời
thì sự chân phương, giản dị nơi con người “em”, sự trong sáng hồn hậu nơi trái
tim “em” lại là yếu tố quyết định. Ở thơ, đấy là tư tưởng, là hồn thơ. Nguyễn
Hoàng Đức cứ say sưa, cứ thiết tha cứ để thơ là thơ, tự vút lên một cách thuần
khiết nhất từ tâm hồn như thế và đừng đánh mất sự thản nhiên đầy lý trí thì ông
mới là chính ông, độc đáo và như nhất.
Để
kết thúc chuyến thưởng ngoạn thơ ca này, xin kính cẩn mượn một câu của cố nhà
văn Nam Cao, một câu mà chúng ta đã đồng ý với nhau rằng nó không chỉ đúng với
văn chương mà còn đúng với mọi ngành nghệ thuật. “Văn chương không cần đến những
người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp
những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng
tạo những cái gì chưa có.”
Lệ Hằng
Đà Nẵng 27/06/2019
EM LÀ CÁNH BUỒM TRẮC ẨN
(Paul
Nguyễn Hoàng Đức)
Em lướt
qua tôi
Đẹp như
tiên sa ?
Không !
Đẹp như
hoa hậu ?
Không !
Đẹp như
cành vàng lá ngọc ?
Không !
Em…
Đẹp như
một cánh buồm trắc ẩn !
Không
gian dâng sóng biếc
Dập dờn
khát vọng mênh mông
Hồn bay
tứ phương
Bỗng
xoáy lốc về
Quẩn
quanh buồm em
Ca hát
say sưa
Em đẹp
như một cánh buồm trắc ẩn
Em lướt
qua
Chòng
chành như một con thuyền
Giương
cánh buồm lên
Tóc em
bay
Như cánh
buồm giỡn gió
Mắt em
thiết tha
Phơi phới
thả tâm hồn
Gọi gió
…
Và tôi
thấy tim em
mở ra
như một
khoang thuyền nhân hậu
Em đẹp vậy
!
Lướt qua
bất kể sắc đẹp nào
Em đẹp
sao !
Đẹp như
một cánh buồm trắc ẩn.
Hà
Nội, rạng sáng 03/9/1997
Quyện trong gió thi ca nét đẹp vượt lên mọi ước lệ
Reviewed by Lê Sính
on
10:24 PM
Rating:

No comments: