Khai phá đến tận cùng cái tôi bản thể mang hơi thở thời đại
CON ĐƯỜNG KHÔNG CÔ ĐƠN
(Thơ
Nguyễn Hoàng Đức)
KHAI
PHÁ ĐẾN TẬN CÙNG CÁI TÔI BẢN THỂ
MANG HƠI THỞ THỜI ĐẠI
MANG HƠI THỞ THỜI ĐẠI
Nói
đến cái tôi và nói đến cô đơn là đang nói đến những vấn đề “xưa như Trái Đất” bởi
có lẽ chúng đã xuất hiện từ thuở bình minh của loài người, cùng với sự xuất hiện
của con người. Con người là một thực thể đầy mâu thuẫn và sống động, vừa khao
khát xã hội thừa nhận mình cũng vừa khao khát chính mình thừa nhận mình, vừa có
nhu cầu giao tiếp bên ngoài (hướng ngoại) để hòa vào cái chung của mọi người vừa
có nhu cầu giao tiếp bên trong (hướng nội), cần không gian riêng để mình tự soi
mình và nhìn thấy chính mình.
Thi
ca chính là chiếc gương soi chiếu tâm hồn nên hiển nhiên vấn đề về cái tôi và sự
cô đơn không thể nào là mới. Vậy thì, có gì trong “Con Đường Không Cô Đơn” đáng
để chúng ta bỏ thời gian đào sâu suy nghĩ? Chúng ta hãy cùng nhau đi một chuyến
tàu tốc hành trên đường ray lịch sử văn học để có cơ sở đối chiếu và phát hiện
đóng góp của Nguyễn Hoàng Đức cho thời đại, hoặc, nếu cuối cùng chẳng có gì
đáng nói thì chúng ta có thể thống nhất là lãng quên nó đi.
Như
đã nói, cái tôi và sự cô đơn gần như là song hành và chúng ta cần nó như cần
hơi thở dù cho dù lắm lúc không nhận ra điều đó. Thi ca thời đại nào cũng là để
ghi lại cái tôi của thi sĩ dù cái tôi ấy biến đổi theo dòng chảy của tư tưởng
và lịch sử. Với Bà Huyện Thanh Quan, cái tôi cô đơn đi cùng trời – non – nước,
ta gặp ta trong sự hùng vĩ bao la của đất trời:
“Dừng
chân đứng lại trời, non, nước
Một
mảnh tình riêng, ta với ta.” (Qua đèo Ngang)
Đến
Nguyễn Khuyến, sự cô đơn co lại trong nhỏ bé, quạnh quẽ với một “ao thu lạnh lẽo”,
một thuyền câu “bé tẻo teo” bên ngõ nhỏ “vắng teo”.
“Ngõ
trúc quanh co khách vắng teo
Tựa
gối, ôm cần lâu chẳng được
Cá
đâu đớp động dưới chân bèo.”
Vâng,
ta nhìn thấy nỗi cô đơn của con người in dấu và lồng vào trong cảnh sắc thật
tài tình. Đấy là cái tôi trữ tình hay còn được gọi là “cái tôi vô ngã” – một
nét đẹp trong thi ca thời bấy giờ, trước khi chữ quốc ngữ, cùng với bánh xe lịch
sử và cùng với luồng tư tưởng mới đến từ phương Tây, công phá như một quả bom hẹn
giờ đẩy thi ca vào một kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên khẳng định cái tôi cá thể của
mình.
Từ
đây, một thế hệ thi nhân mới bứt phá khỏi lối “người buồn cảnh có vui đâu bao
giờ”, họ tự tin đưa cái tôi vào thơ, thậm chí tôn vinh cái tôi lên vị trí cao
nhất, làm trung tâm của thế giới nghệ thuật. Họ không áp đặt cảm xúc mình vào
mây bay, khói tỏa, trăng tà… và không lẩn tránh xưng “tôi” trong thơ nữa mà khẳng
định.
“Hôm
nay trời nhẹ lên cao
Tôi
buồn không hiểu vì sao tôi buồn.”
Tôi
buồn, tôi khổ, tôi yêu, tôi đắm say, tôi điên đảo, tôi lạc mất tôi… tất cả những
cái tôi ấy trong thơ mới sao mà rõ ràng, mà mãnh liệt, mà thiết tha, mà quằn quại
thế! Đó chính là thơ mới, là hồn của thơ mới. Để khái quát giai đoạn sôi nổi và
rạo rực ấy của thi ca, xin được mượn lời của Hoài Thanh trong Thi Nhân Việt
Nam, rằng: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu.
Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong
trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm
say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi
tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ…”
Cái
buồn, cái cô đơn của thế hệ ấy là cái buồn, cái cô đơn của lớp người cho rằng
mình “đầu thai lầm thế kỉ”, bơ vơ trong cơn khát khẳng định mình, khẳng định một
điểm bé thôi nhưng vừa đủ để đặt chân giữa mênh mông kiếp người. Đó là sự cô
đơn của cái tôi cá thể khi xét mình trong tương quan với tập thể, cộng đồng.
Cơn khát lớn đến nỗi Xuân Diệu thốt lên: “Ta là Một, là Riêng, là Thứ Nhất”.
Khi thi nhân khẳng định cái tôi cá thể đơn độc và tuyệt đối như thế cũng là khi
thi nhân đặt mình trong cộng đồng và hướng đến thế giới bên ngoài chính mình, để
được công nhận trong thế giới bên ngoài.
Vậy
sau khi cái tôi cá thể lên ngôi và được công nhận “Ta là Một, là Riêng, là Thứ
Nhất” ấy (bỏ qua giai đoạn cái “tôi” phải nương náu và hòa mình vào cái “ta”
chung khi đất nước còn chiến tranh) cái tôi đã đi tiếp như thế nào? Thi ca
không bao giờ chịu làm kẻ hành khất đi lang thang bên ngoài cái lõi của vận động
xã hội. Cái tôi cá thể, sau sự tiếp cận sâu sắc với triết học, đã đi một đôi
hài mới trên chặng đường mới mang tên cái tôi bản thể.
Bản
thể là một khái niệm khởi phát từ triết học, chỉ cái bản chất mà chỉ có lí trí
mới hiểu cắt nghĩa được. Thi nhân vẫn trên con đường gặm nhấm cô đơn của mình,
nhưng con đường ấy bây giờ dẫn họ đến những con đường mới thẳm sâu hun hút bên
trong chính con người họ để khai phá đến tận cùng nỗi cô đơn, ở nơi mà dòng chảy
cô đơn rỉ ra như giọt nước đầu tiên rỉ ra từ vách đá để từ đó hòa thành suối
nguồn cô đơn trong cơn “uống cạn chính mình”. Chúng ta hãy cùng đi từ điểm khởi
đầu của Con Đường Không Cô Đơn để từng bước khám phá cuộc rượt bắt chính mình đến
ngạt thở của Nguyễn Hoàng Đức.
“Không
có em
Anh
mới có dịp ngắm lại chiếc bóng của mình
dọc
con đường mưa nhè nhẹ...”
Chỉ
ba từ “không có em” ngắn gọn đơn sơ mà không hề đơn điệu ấy đã gợi trong lòng
người đọc xiết bao suy tưởng. Ta đã nghe đâu đây rằng không em thế giới trở nên
vô nghĩa, không em tôi chỉ còn là một tinh cầu đi lạc cô đơn. Với Nguyễn Hoàng
Đức, cũng chẳng khác là bao khi thi nhân phải ôm xiết chiếc bóng của mình.
“Anh
cố xiết bóng mình cô quạnh
hồn
gặp thân
thân
gặp bóng”
Những
câu thơ gợi lên sự rờn rợn khi một con người phải phân thân mình ra đến từng mảnh:
hồn, thân, và bóng để rồi phải chạy trốn.
“chỉ
có trong cô đơn
ta
mới được uống cạn chính mình
ta
chạy trốn ta
ta
rượt bắt ta từng bước
và
ôm ta trọn vẹn
trong
vòng tay xiết lấy
hững
hờ bờ vai quen thuộc
vẫn
lại là mình!”
Nhịp
thơ nhanh dồn dập đưa ta vào một cuộc rượt đuổi và chạy trốn như bóp nghẹt trái
tim đến mức phải thảng thốt kêu lên “hững hờ bờ vai quen thuộc vẫn lại là
mình!”. Ta rượt bắt ta và bắt được mình. Cô đơn như thế đã đủ chưa? Chơi vơi
như thế đã tận cùng chưa?! Có lẽ rồi. Vậy mà con người ấy không mượn men đời
cũng không mượn men tình để chuốc mình say nhằm tạm quên đi cái bóng, cái hồn,
cái thân cô đơn ấy mà ngược lại, con người lí trí của thi nhân đang sống dậy mạnh
mẽ. Và, tỉnh táo chưa bao giờ là tỉnh táo thế khi thi nhân nhận ra mình là “chiếc
đấu” đang “tự đong lấy vỏ của mình”. Một sự tỉnh táo đến rợn người và hiếm thấy.
Từng bước, từng bước người bóc tách từng lớp suy tưởng nằm tận sâu trong hồn để
phủ định cả nhầm tưởng “chỉ có trong cô đơn – ta mới uống cạn được chính mình”
lúc ban đầu.
“Trong
cô đơn
Anh
không uống được mình
Như
chiếc miệng chẳng thể nào uống nổi vầng môi!
Trong
cô đơn
Anh
không thấy được anh
Như
mắt làm sao thấy nổi con ngươi!
Trong
cô đơn
Anh
không nghe thấy anh
Như
đôi tai không nghe nổi hốc thẳm lặng câm của chúng!”
Thi
sĩ chẳng nói gì xa xôi, chẳng mượn trăng mượn gió ví von xa xôi mà lấy chính
con người mình, mổ xẻ chính mình để tìm ra những nguyên lý tường minh ấy. Chiếc
miệng sao có thể uống được vầng môi, mắt làm sao thấy nổi con ngươi, tai làm
sao nghe nổi hốc thẳm lặng câm của chúng! Vâng, hiển nhiên không có gì thêm để
cãi và làm ta giật mình. Trong cô đơn “anh” sẽ chẳng là gì nữa cả! Bởi:
“nỗi
cô đơn không thể nào vượt qua khoảng trống
vực
thẳm gót chân em khơi lại phía sau mình”
Một
cuộc trở ngược thật ngoạn mục. Cái tôi bản thể được lên ngôi, nỗi cô đơn được đẩy
lên tột cùng không phải để “anh” chao đảo, không phải để “anh” cực đoan, mất niềm
tin thu mình trong thế giới chỉ có mình với chính mình mà để anh trở ngược ra
bên ngoài tìm kiếm một bản thể cô đơn khác.
“mỗi
lần câu hỏi đó nhen lên
là
một lần
em
len vào một chút”
và:
“ôi,
chỉ có em, có em thôi!
mới
lấp được khoảng không hun hút đó
để
nỗi cô đơn của anh gặp lại mình
để
hai nỗi cô đơn của đôi ta chồng khít lại
lấp
tràn khoảng không băng giá
gom
thành một khối cô đơn chẳng còn cô đơn nữa!”
Dù
chìm trong cơn khát khao tình yêu huyền nhiệm, “anh” vẫn tỉnh táo nhận ra rằng
hai khối cô đơn của chúng ta chồng khít lại không có nghĩa là hết cô đơn mà vẫn
thành một khối cô đơn trong tương quan với thế giới rộng lớn bên ngoài nhưng từ
bên trong “khối cô đơn sẽ chẳng còn cô đơn nữa” khi mình đã có nhau, mắt trong
mắt:
“Ánh
mắt anh sẽ đổ xuống mắt em
tất
cả suối nguồn khao khát
mong
uống cạn những lớp sóng thủy triều
dâng
nhớ nhung từ mắt em
vô
tận...”
Sự
kỳ diệu của tình yêu chính là “khi trao ban cũng là khi nhận lấy” như
“Khi
anh uống lấy em
Nghĩa
là anh đang trở thành nước uống!”
Một
cuộc hóa thân thần thánh! Yêu và được yêu, trao ban và nhận lấy là những vấn đề
cơ bản của mối quan hệ có tính định mệnh giữa “anh” và “em”, nó luôn là “đại
dương” cảm hứng cho thi sĩ trong mọi thời đại. Riêng ở Nguyễn Hoàng Đức, ta tìm
thấy những hình ảnh thơ gần gũi mà uyên thâm, đơn sơ mà vĩ đại và dạt dào đến
vô cùng vô tận.
Khép
lại thi phẩm là hình ảnh
“Con
đường không còn cô đơn nữa
Nó
đã hóa con đường”
trong
sự hân hoan tỏa sáng từ sức mạnh niềm tin, rằng:
“có
một hòa thanh
của
tiếng chân ai vọng đến
cuối
con đường...”
Cái
tôi bản thể được thể hiện trong Con Đường Không Cô Đơn thật độc đáo và ám ảnh,
như một cuộc khai phá tận cùng cung bậc cảm xúc trong sự tỉnh táo của lý trí.
Đây cũng là đóng góp của nhà thơ cho hơi thở chung của thời đại, khi mà, không
chỉ trong thơ mà trong nhạc, trong phim đầy rẫy những chuyến hành hương “tôi đi
tìm tôi” và nhan nhản quanh ta, từ mạng xã hội cho đến băng rôn ngoài đường đâu
đâu cũng có thể gặp câu khẩu hiệu hay những khóa học khám phá bản thân, tìm lại
chính mình, đánh thức tiềm năng… Lớp lớp con người trong thời đại của chúng ta
dù đã qua bên kia dốc của cuộc đời hay chỉ vừa chạm ngõ đều có chung khao khát
tìm về bản ngã sâu bên trong con người mình. Càng ngày, chúng ta càng nhận ra
chúng ta không chỉ cần thế giới bên ngoài hiểu và công nhận mình mà còn cần
chính mình hiểu mình và chính mình tự bóc tách mình để “hồn gặp thân – thân gặp
bóng” như Nguyễn Hoàng Đức đã làm.
Chúng
ta đã đi từ cái tôi trữ tình, đến cái tôi cá thể và dừng lại ở cái tôi bản thể
trong thời đại mình. Sự phân chia này theo dòng lịch sử là dựa trên những điểm
tựu trung của từng giai đoạn, là điển hình và mang hơi thở thời đại của giai đoạn
ấy. Nói như vậy để chúng ta đồng ý với nhau rằng, đó chưa phải là bức tranh
toàn cảnh mà là điểm sáng vì cái tôi trữ tình, cái tôi cá thể vẫn đâu đây trong
thi ca đương đại và cái tôi bản thể không phủ định sạch trơn những điều khác
mình bởi đó là thiên hướng, là sự lựa chọn, là hơi thở tâm hồn mà mỗi thi nhân
đã mang đến cho cuộc đời. Tương lai luôn là một câu hỏi bí ẩn hứa hẹn một câu
trả lời nhiệm mầu quyến rũ, không biết rồi đây cái tôi trong thi ca sẽ bước tiếp
thế nào vào những ngày sau, sau nữa…/.
Lệ Hằng
Đà Nẵng 23/6/2019
*******
CON
ĐƯỜNG KHÔNG CÔ ĐƠN
Paul
Nguyễn Hoàng Đức
Không có
em
Anh mới
có dịp ngắm lại chiếc bóng của mình
dọc con
đường mưa nhè nhẹ
Không em
trong vòng tay
Anh cố
xiết bóng mình cô quạnh
hồn gặp
thân
thân gặp
bóng
bỗng chớp
lên ý tưởng
chỉ có
trong cô đơn
ta mới
được uống cạn chính mình
ta chạy
trốn ta
ta rượt
bắt ta từng bước
và ôm ta
trọn vẹn
trong
vòng tay xiết lấy
hững hờ
bờ vai quen thuộc
vẫn lại
là mình!
Và cứ thế
mỗi lần
anh bắt được mình
lại cảm
thấy lòng sao trống rỗng!
chẳng
khác nào chiếc đấu kia
đang tự
đong lấy vỏ của mình
trò chơi
vô ích chăng?
Anh tự
nhủ
Ồ,
không!
mỗi lần
câu hỏi đó nhen lên
là một lần
em len
vào một chút
dâng
lên... dâng lên...
đầy
tràn... và anh bỗng thấy
trong cuộc
rượt bắt chính mình
nỗi cô
đơn không thể nào vượt qua khoảng trống
vực thẳm
gót chân em khơi lại phía sau mình
ôi, chỉ
có em, có em thôi!
mới lấp
được khoảng không hun hút đó
để nỗi
cô đơn của anh gặp lại mình
để hai nỗi
cô đơn của đôi ta chồng khít lại
lấp tràn
khoảng không băng giá
gom
thành một khối cô đơn chẳng còn cô đơn nữa!
Trong cô
đơn
Anh
không uống được mình
Như chiếc
miệng chẳng thể nào uống nổi vầng môi!
Trong cô
đơn
Anh
không thấy được anh
Như mắt
làm sao thấy nổi con ngươi!
Trong cô
đơn
Anh
không nghe thấy anh
Như đôi
tai không nghe nổi hốc thẳm lặng câm của chúng!
Và em xuất
hiện
Tình yêu
là huyền nhiệm
Khi anh
uống lấy em
Nghĩa là
anh đang trở thành nước uống!
Khi anh
lắng nghe em
Anh liền
hóa âm thanh
vọng đến
tai em nhịp đập của ái tình!
Ôi kỳ diệu
tình yêu
Khi trao
ban cũng là khi nhận lấy!
Ước gì,
phía kia
cuối con
đường mờ mịt trong mưa
khi nỗi
cô đơn của anh sắp bắt kịp mình
bất ngờ
bắt gặp em!
Và em ơi
Ánh mắt
anh sẽ đổ xuống mắt em
tất cả
suối nguồn khao khát
mong uống
cạn những lớp sóng thủy triều
dâng nhớ
nhung từ mắt em
vô tận...
Con đường
không còn cô đơn nữa
Nó đã
hóa con đường
Ta chạy
trốn nỗi cô đơn của ta
Không phải
đến với ta
Mà tìm đến
với nàng
tiếng
chân bước chẳng còn lạc lõng
nghe từng
bước vang lên
có một
hòa thanh
của tiếng
chân ai vọng đến
cuối con
đường...
Hà Nội
tối
26/3/1997
Khai phá đến tận cùng cái tôi bản thể mang hơi thở thời đại
Reviewed by Lê Sính
on
10:33 PM
Rating:

No comments: